Lợi ích của việc mổ lấy thai
Mổ lấy thai được xem là phương pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo, hạn chế các tai biến cho bé khi bác sĩ tiên lượng được việc em bé sinh thường qua ngả âm đạo có thể gặp một số tổn thương như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn…
Bên cạnh đó, mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…
Đối với mẹ thì việc sinh mổ là giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn khi sinh đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu mẹ trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi chỉ định mổ lấy thai phải thuộc về phía y khoa chứ không phải phía sản phụ vì đây là phương pháp phải gây tê, gây mê, có vết rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung… vì vậy làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, luôn tử cung nếu nhiễm phải vi trùng có độc tính mạnh.
“Hiện nay, các quốc gia đang hướng tới việc làm sao để tỷ lệ mổ lấy thai ở nước mình giảm xuống dưới 20%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khá cao có nơi lên tới 80-90%. Tại BVĐK Tâm Anh, 40% mổ lấy thai và 60% sanh ngả âm đạo, bởi chúng tôi ý thức được nguy cơ của mổ lấy thai trong tương lai là có thể xuất hiện nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai bám sẹo mổ lấy thai. Lúc đó, người phụ nữ mang thai lần tiếp theo sẽ tăng nguy cơ ngừng thai sớm, thai ngoài tử cung, vỡ tử cung…”
Nhược điểm của việc mổ lấy thai
Đối với mẹ:
+ Chảy máu: băng huyết trong hay sau mổ do đờ tử cung; chảy máu do rách đoạn dưới tử cung xé vào động mạch. Nguy cơ tử vong cho mẹ cao hơn có thể do thuyên tắc mạch do ối hoặc do huyết khối, chảy máu không cầm được hoặc do không có đủ máu khi người mẹ thuộc nhóm máu hiếm.
+ Tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột, niệu quản), rò bàng quang – tử cung/ bàng quang – âm đạo.
+ Nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ; viêm phúc mạc.
Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát. Liệt ruột.
+ Bung vết mổ, thoát vị thành bụng.
+ Các tai biến do gây mê – hồi sức: có thể có những biến chứng do vô cảm như hội chứng hít (trong trường hợp gây mê nội khí quản); tụt huyết áp, nhức đầu sau mổ (trong trường hợp gây tê tủy sống), phản ứng thuốc (choáng phản vệ).
+ Lạc nội mạc tử cung.
+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).
+ Chửa vết mổ, rau tiền đạo, rau cài răng lược ở các lần có thai sau.
+ Trong những lần có thai sau, khả năng sẽ phải mổ.
Nguồn tổng hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo...