1. Viêm âm đạo sau sinh khiến sản phụ mệt mỏi ra sao?
Viêm âm đạo là một trong số những bệnh lý phụ khoa đem lại nhiều ảnh hưởng nhất đối với chị em phụ nữ. Bệnh không chỉ gây khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy tự ti mà còn là tiền đề khiến chị em dễ mắc phải các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng,…
1.1. Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo sau sinh
Âm đạo của sản phụ sau sinh có nhiều thay đổi, đặc biệt là với những sản phụ sinh thường. Do vùng kín lúc này còn tiết sản dịch, dịch âm đạo ra nhiều, còn sưng, đau nên những triệu chứng sẽ có phần khó chịu hơn, nghiêm trọng hơn.
– Luôn có cảm giác ngứa ngáy, rát ở âm đạo. Kèm theo đó, sản phụ có thể thấy đau do âm đạo vẫn còn sưng nề, bầm tím sau sinh.
– Dịch âm đạo ra nhiều, cùng với sản dịch, âm đạo luôn có cảm giác dính ướt, khó chịu.
– Âm đạo luôn có cảm giác đau, đặc biệt là khi tiểu tiện.
– Mùi hôi khó chịu từ vùng kín ngày càng nồng, gắt.
1.2. Nguyên nhân nào khiến sản phụ bị viêm âm đạo sau sinh?
Như đã chia sẻ, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai, sinh nở. Bởi vậy, sau sinh, khi cơ thể còn chưa ổn định và phục hồi hoàn toàn, đề kháng còn kém, nội tiết tố còn rối loạn, rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho sản phụ bị viêm âm đạo.
– Do sự thay đổi của âm đạo sau sinh: Phụ nữ sau sinh nở, đặc biệt là những sản phụ sinh thường, âm đạo thường thay đổi rất nhiều. Âm đạo lúc này rộng hơn, khô hạn rõ ràng do estrogen trong cơ thể giảm xuống. Ngoài ra, việc tầng sinh môn bị rạch trong quá trình sinh cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hơn nếu không giữ gìn cẩn thận.
– Do nội tiết tố chưa ổn định: Nội tiết tố của người phụ nữ trong quá trình mang thai có nhiều thay đổi. Đặc biệt, hai hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột từ khi bánh nhau được lấy ra. Từ đó, dịch tiết âm đạo cũng ra nhiều hơn, cùng với sản dịch, tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm có thể tăng sinh và phát triển mạnh mẽ.
– Do đề kháng còn kém, miễn dịch suy giảm: Thể chất của mẹ sau sinh rất kém, miễn dịch tự nhiên cũng không ổn định, từ đó dễ bị các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công.
2. Sau sinh, bị viêm âm đạo có ảnh hưởng sức khỏe không?
Phụ nữ sau sinh rất dễ bị viêm nhiễm tại âm đạo. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, nguy cơ viêm âm đạo sau quá trình sinh nở tiến triển thành viêm phụ khoa, lan sang các phần như tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, phần phụ, vùng chậu,… cao hơn rất nhiều lần so với những trường hợp bị viêm âm đạo khi chưa sinh nở.
Cụ thể, viêm âm đạo ở sản phụ có thể dẫn đến một số bệnh lý như:
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn rất nhiều viêm âm đạo. Viêm lộ tuyến cổ tử cung ảnh hưởng tới phần lộ tuyến chìa ra bên ngoài cổ tử cung, làm cho vùng này bị viêm loét nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ khoa và sinh hoạt của chị em.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể ăn sâu vào trong cổ tử cung, gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới cả khả năng sinh sản của chị em. Bệnh gồm nhiều cấp độ là cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Mỗi cấp độ, diện tích viêm sẽ càng tăng lên, các triệu chứng cũng ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn.
– Viêm vùng chậu:
Viêm âm đạo hoàn toàn có thể tiến triển và làm cho sản phụ bị viêm vùng chậu sau sinh. Viêm nhiễm lúc này sẽ lan rộng và làm tổn thương các cơ quan gồm tử cung, buồng trứng, vòi trứng và phía trong của khung chậu. Nếu không điều trị từ sớm, viêm có thể chuyển thành bệnh mãn tính và khiến cho chị em gặp nhiều biến chứng thai sản sau này.
3. Phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo sau sinh như thế nào?
Viêm âm đạo sau sinh tưởng chừng khó điều trị nhưng nếu nắm bắt đúng thời điểm, lựa chọn đúng phương pháp thì hiệu quả sẽ rất tốt, hạn chế được nguy cơ tái phát tiềm ẩn, nhất là khi sức khỏe sản phụ còn kém. Những yếu tố quyết định phương pháp điều trị an toàn, phù hợp cho sản phụ gồm:
– Mức độ của viêm nhiễm hiện tại.
– Tác nhân nào gây bệnh, nguyên nhân bệnh đến từ đâu.
– Quá trình, các triệu chứng đã gặp phải từ khi bị viêm âm đạo sau khi sinh.
– Các mẹ đã cai sữa hay vẫn cho con bú.
Điều trị viêm âm đạo, sản phụ cần thực hiện khám với bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng tình trạng, tác nhân gây bệnh, từ đó được hướng dẫn phương pháp điều trị chính xác. Thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, đặt và bôi ngoài là những loại thuốc có thể đem lại hiệu quả tác động phù hợp với thể trạng và tình hình của chị em phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, để sử dụng những loại thuốc này một cách an toàn, người bệnh cần nhận chỉ định từ bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng loại thuốc được quy định để tránh nhờn thuốc, loạn khuẩn.
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo , Viber , Line , Whatsapp....