Sinh non là gì?
- Sinh cực non: dưới 28 tuần thai kỳ
- Sinh rất non: từ 28 đến 32 tuần thai kỳ
- Sinh non vừa đến muộn: từ 32 đến 37 tuần thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn đến sinh non
- Mang thai song sinh, sinh ba;
- Các lần mang thai gần nhau (ít hơn 6 tháng);
- Thụ thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm;
- Các vấn đề với tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai;
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc bất hợp pháp;
- Nhiễm trùng nước ối và bộ phận sinh dục;
- Một số bệnh mãn tính như huyết áp cao và bệnh tiểu đường;
- Bị thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai;
- Các vấn đề tâm lý, stress khi mang thai;
- Sảy thai nhiều lần hoặc phá thai;
Các dấu hiệu sinh non mẹ cần biết :
- Co thắt tử cung: Những cơn co thắt tử cung làm mẹ đau đớn hoặc lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu sinh non.
- Vỡ ối: Chuyện vỡ ối có thể khác nhau với từng người, có người thì nước tuôn ào ào, có người chỉ rò rỉ, nhỏ giọt.
- Chuột rút: Hiện tượng chuột rút như khi hành kinh có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
- Đau thắt lưng hoặc đau bụng: Mẹ cảm thấy đau ở phần lưng dưới hoặc đau bụng dưới như sắp đến tháng.
- Nặng nề ở vùng bụng dưới: Mẹ có cảm giác cái thai trong bụng đang di chuyển xuống phía dưới, làm gia tăng áp lực lên vùng khung chậu.
- Tiết dịch âm đạo: Khi thấy âm đạo tiết ra dịch lỏng, máu hay chất nhầy, có thể mẹ sẽ bị sinh non.
- Buồn nôn, tiêu chảy.
Các dấu hiệu dọa sinh non
Một vài dấu hiệu dọa sinh non mẹ có thể phát hiện sớm kể từ khi thai được 32 tuần trở đi để có sự chăm sóc và theo dõi từ bác sĩ:
- Đau bụng từng cơn, cảm giác căng và nặng bụng dưới, đồng thời kèm theo cơn đau lưng
- Ra dịch âm đạo có màu hồng và nhầy.
- Tử cung co thắt liên tục, tần suất 2 đến 3 lần mỗi phút.
- Cổ tử cung bắt đầu mở trên 2cm.
- Hình thành đầu ối và có dấu hiệu vỡ ối.
-
Nếu mẹ nhận thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trẻ sinh non thường mắc bệnh gì?
Các biến chứng ngắn hạn và dài hạn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng gồm:
Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tích cực ngay từ mới sinh ra, với kỹ thuật y tế hiện đại, các chuyên gia sản sẽ giúp trẻ sinh non hạn chế tối đa các nguy cơ kể trên và phát triển bình thường như trẻ sinh đủ tháng.
- Trẻ sinh non thường nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ tháng.
- Phổi trẻ sinh non chưa được hoàn thiện do thiếu tháng nên dễ mắc suy hô hấp. Khi trẻ lớn lên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, phế quản,...
- Thân nhiệt của trẻ sinh non có thể mất kiểm soát do thiếu chất béo dẫn đến hạ thân nhiệt. Việc hạ thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và giảm đường trong máu.
- Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh vàng da sơ sinh do trong máu của trẻ còn thừa bilirubin có màu vàng.
- Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc khuyết tật về tim, mù, câm,... và bệnh tiềm ẩn liên quan đến hệ thần kinh.