Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Có đến 20-30% thai phụ đang trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhận thấy có hiện tượng ra máu với lượng nhiều hoặc ít. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chảy máu khi mang thai và phần lớn là không làm mẹ bầu đau bụng:
- Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung
Việc chảy máu khi mang thai nhưng không đau bụng có thể xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên bạn có thai. Tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng, vì đa số đây chỉ là biểu hiện của máu báo cho biết trứng đã làm tổ trong buồng tử cung thành công. Quá trình này có thể khiến một số mẹ bầu ra chút máu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. Hiện tượng này sẽ hoàn toàn biến mất sau 1-2 ngày.
- Thay đổi nội tiết
Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ có sự xáo trộn các hormone nội tiết. Đôi khi những phản ứng hóa học bất thường có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng sau một thời gian ngắn, cơ thể thích nghi được với sự có mặt của các hormone mới thì hiện tượng này cũng nhanh chóng biến mất.
- Quan hệ tình dục
Khi mang thai các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nên lựa chọn những tư thế quan hệ an toàn, giảm tần suất quan hệ và không nên sử dụng những động tác kích thích mạnh có thể gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới mang thai và tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thận trọng khi quan hệ để tránh gây kích thích tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Viêm nhiễm vùng kín
Trong thời gian mang thai, khá nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, chỉ là khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là do sự thay đổi của tuyến nội tiết gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm nhiễm. Vì vậy khi có dấu hiệu ra máu, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
- Ảnh hưởng sau mỗi lần thăm khám thai
Nhiều trường hợp thai phụ khám phụ khoa, bác sĩ phải dùng mỏ vịt để khám hoặc ở tháng cuối thai kỳ sau khi được khám âm đạo (bác sĩ đưa tay vào trong âm đạo kiểm tra tử cung đã mở chưa, mở bao nhiêu phân) khi ra về thấy bị ra chút máu. Một phần là do mẹ bầu có cảm giác lo sợ khiến tử cung co thắt khiến bác sĩ khó thao tác chính xác nên có thể gây chảy ít máu ở bộ phận sinh dục của mẹ bầu
Ra khí hư màu nâu khi mang thai có sao không?
Có thể nói, tình trạng ra khí hư màu nâu khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Bên cạnh đó, sự thay đổi màu sắc của khí hư đôi khi chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn phải quan tâm đến tình trạng của khí hư để dễ dàng nhận biết một số vấn đề liên quan đến sức khỏe vùng kín. Dựa trên một số kiến thức y khoa có thể thấy, một vài bệnh lý ở vùng kín hoặc bộ phận sinh dục có thể biểu hiện thông qua sự biến đổi của khí hư.
Vậy khi có thai ra khí hư màu nâu thì thai nhi có bị ảnh hưởng không? Để trả lời câu hỏi này, các bạn phải tìm hiểu những nguyên nhân khiến khí hư chuyển sang màu nâu khi mang thai. Cụ thể như:
Báo hiệu đã thụ thai
Khi tinh trùng xâm nhập sâu vào bên trong âm đạo sẽ gặp trứng và thụ tinh để tạo thành hợp tử. Nếu hợp tử được hình thành thành công thì chúng sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Trong quá trình làm tổ cho phôi thai, lớp niêm mạc của tử cung sẽ bị tác động và gây ra hiện tượng bong tróc. Chính vì thế, khí hư của các bạn thường lẫn một ít máu và trong y khoa, hiện tượng này được gọi là máu báo thai.
Trên đây là một số dấu hiệu khi mang thai mà bạn bị chảy máu âm đạo , hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn