Phá thai còn sót là tình trạng rất nguy hiểm và không nên chủ quan. Để hạn chế rủi ro, bạn cần lưu ý đến những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sót mô, thai sau khi phá thai dưới đây trước khi tiến hành chấm dứt thai kỳ:
- Nếu bạn đã từng trải qua tình trạng phá thai còn sót thì nguy cơ tình trạng này xảy ra lần nữa khá cao
- Tuổi của mẹ trên 35 cũng dễ gặp rủi ro khi phá thai
- Thai nhi đã lớn, đang phát triển ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 thì khi phá thai rất dễ bị sót
- Nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung
- Bạn từng sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung trước đó
- Dị tật tử cung bẩm sinh cũng dễ gây sót thai sau khi phá thai.
Nếu bạn phát hiện mình có một trong những yếu tố nguy cơ kể trên thì cần thông báo với bác sĩ trước khi phá thai để được tư vấn, theo dõi sức khỏe trước và sau khi chấm dứt thai kỳ. Bên cạnh việc sớm nhận biết các dấu hiệu phá thai còn sót thì việc chú ý phòng ngừa trước nguy cơ cũng sẽ giúp chị em hạn chế được rủi ro hiệu quả hơn.
Các phương pháp chẩn đoán phá thai còn sót
Các dấu hiệu phá thai còn sót thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Do vậy, nếu nghi ngờ sót thai thì cách tốt nhất là bạn cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp như xét nghiệm đo hormone hCG trong máu kết hợp siêu âm qua ngả âm đạo . Đối với xét nghiệm máu, nếu tử cung còn sót thai thì nồng độ hCG có biểu hiện không giảm hoặc giảm rất chậm.
Đối với việc siêu âm qua ngả âm đạo, đây là phương pháp xét nghiệm cho kết quả hình ảnh chân thực, giúp bác sĩ đo độ dày niêm mạc tử cung cũng như dễ dàng phát hiện các mô, dịch và thai còn sót bên trong tử cung. Ngoài ra, bên cạnh hai phương pháp kể trên thì còn có một số phương pháp chẩn đoán sót thai khác như sinh thiết nội mạc tử cung, siêu âm Doppler và nội soi tử cung.