Ngực đau và căng – Biểu hiện khi mang thai
Biểu hiện khi mang thai dễ nhận thấy nhất là đau và căng ngực, nguyên nhân là do sự gia tăng hormones. Cảm giác này giống như sự cương ngực ở một số phụ nữ trước kỳ kinh và thường sẽ giảm bớt sau 3 tháng đầu của thai kỳ vì lúc này cơ thể đã có thể tự điều chỉnh phù hợp với lượng hormone thay đổi này.
Mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng điều đó sẽ không làm bạn quá kiệt sức. Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu mang thai sớm và thường đến nhanh chóng vì sự gia tăng của hormones giới tính duy trì thai. Nó cũng là nguyên nhân góp phần làm cho bạn thường buồn ngủ.
Bạn nên chuẩn bị để tinh thần để đối mặt với triệu chứng này trong 2 chu kỳ cuối của thai kỳ, khi sự mệt mỏi đến thường xuyên hơn và khi cơ thể bạn ngày một nặng nề hơn. Một vài sự khó chịu tất yếu của mang thai cũng sẽ làm cho giấc ngủ đêm của bạn khó khăn hơn.
Chảy máu âm đạo
Một vài phụ nữ thường bị chảy một lượng nhỏ máu ở âm đạo trong khoảng 11 hoặc 12 ngày sau sau khi thụ thai. Điều này có thể là do trứng được thụ tinh làm bung lớp niêm mạc của tử cung gây chảy máu, tuy nhiên không phải ai cũng có hiện tượng này.
Máu của hiện tượng này thường có màu sáng (xuất hiện đốm đỏ hay hồng hay hơi đỏ nâu) và thường chỉ có trong 1 đến 2 ngày. (Bạn dễ dàng nhận biết nếu để ý đặc điểm của những kỳ kinh bình thường trước đó).
Buồn nôn – Dấu hiệu mang thai sớm
Nếu bạn giống như số đông các phụ nữ, khoảng một tháng từ khi thụ thai, bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu của hiện tượng ốm nghén (một vài người may mắn thì không gặp phải hiện tượng này). Thai phụ thường cảm thấy buồn nôn một chút vào buổi sáng sớm. Hoặc không chỉ buổi sáng mà kể cả buổi trưa, tối… thai phụ đều có thể bị nôn ói.
Căng vùng bụng – Dấu hiệu mang thai
Sự thay đổi hormone có thể làm bạn có cảm giác như mình béo lên ở vùng bụng, giống như cảm giác căng bụng mấy ngày trước khi hành kinh. Điều này cũng có thể khiến bạn có cảm giác quần áo như chật hơn dù cân nặng không thay đổi.
Thường xuyên mắc tiểu
Giai đoạn đầu khi mang thai chị em thường hay mắc tiểu. Tại sao vậy? Bởi vì suốt quá trình này, lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể bạn tăng lên, chúng vượt quá mức bình thường để tạo thành “chiếc nôi” nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh.
Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 của ba tháng đầu thai kỳ và tiếp diễn càng lúc càng tệ hơn do thai nhi lớn lên và ép vào bàng quang của người mẹ.
Trễ kinh
Nếu bạn thường có kinh đều đặn và lần này kinh nguyệt không đến đúng ngày, bạn sẽ có thể chắc chắn là mình đã mang thai trước khi lưu ý đến các biểu hiện khi mang thai khác.
Trên đây là 1 số dấu hiệu mang thai sớm bạn cần chú ý
(nguồn coppy)