Bệnh bướu cổ là gì?
Bướu giáp đơn thuần: Chiếm đa số, đây là do tuyến giáp bị sưng lên và hormone tuyến giáp không thay đổi.
- Bướu giáp độc tính: là bướu giáp không đồng nhất bên cạnh tổ chức lành mạnh thường phối hợp với nhiều cấu trúc tự động gây tăng hoạt giáp như u tuyến độc.
- Các viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp: Nguyên nhân do sự tăng hoặc giảm lượng hormone tuyến giáp quá mức so với bình thường.
- U lành tính tuyến giáp: U tuyến giáp lành tính là những khối u (bướu) chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp, chẩn đoán và điều trị khối u tuyến giáp lành tính tương đối dễ dàng.
Cách điều trị bướu cổ theo khoa học đạt hiệu quả cao
Điều trị bướu giáp phụ thuộc vào kích thước của tuyến giáp, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp, cần điều trị, các phương pháp có thể được xem xét bao gồm
Điều trị nội khoa
Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp thường được áp dụng trong điều trị bướu cổ. Bác sĩ nội tiết có thể sẽ kê đơn thuốc levothyroxine (Levothyrox, Berlthyrox) nếu nguyên nhân gây ra bướu cổ do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), hoặc methimazole (Thyrozol), propylthiouracil khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)…
Hoặc bác sĩ có thể kê toa thuốc chẹn beta để kiểm soát các triệu chứng của cường giáp. Những loại thuốc này bao gồm propranolol, atenolol (Tenormin), metoprolol (Lopressor)…
Bác sĩ cũng có thể kê đơn aspirin hoặc thuốc corticosteroid trong một số trường hợp viêm tuyến giáp gây đau.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp bướu cổ lớn gây khó thở và khó nuốt, người bệnh được mổ cắt bỏ một phần tuyến giáp. Nhưng khi nhân giáp được xác định ung thư, người bệnh được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Tùy vào trường hợp và chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật, bác sĩ xem xét việc người bệnh có thể phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp hay không.
Điều trị bằng iốt phóng xạ
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc ung thư tuyến giáp. Iốt phóng xạ đi đến tuyến giáp, tiêu diệt các tế bào và gây teo tuyến giáp. Sau điều trị bằng iốt phóng xạ, người bệnh có thể cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Khi nào thì cần chữa trị bướu cổ?
Việc điều trị bệnh bướu cổ cần được quyết định bởi bác sĩ nội tiết. Theo đó, điều trị được phân thành những trường hợp sau:
Bắt buộc điều trị
Người bệnh có tuyến giáp hoạt động quá mức; ung thư tuyến giáp xâm lấn xung quanh hoặc di căn; bướu cổ tăng kích thước gây chèn ép đường thở (gây khó thở, khó nuốt) cần bắt buộc phải điều trị để ngăn các biến chứng nguy hiểm như di căn đến các bộ phận khác và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh.
Cân nhắc nên điều trị
Người bệnh rơi vào tình trạng cường giáp/nhiễm độc giáp dưới lâm sàng, ung thư nhưng nghi ngờ kích thước nhỏ <1cm, bướu lành to không dấu hiệu chèn ép thì bác sĩ có thể cân nhắc điều trị. Lúc này, người bện sẽ cần phải theo dõi thêm.
Không cần điều trị
Những bướu nhỏ không đáng chú ý và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể quyết định không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi biểu hiện thay đổi của tuyến giáp (bằng xét nghiệm và siêu âm) và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ nội tiết.
Trường hợp cần mổ
Bác sĩ sẽ quyết định mổ cho bệnh nhân nếu rơi vào những trường hợp sau: ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, hoặc cường giáp không đáp ứng điều trị nội khoa và có chống chỉ định dùng iod phóng xạ, hoặc bướu lành tính nhưng chèn ép gây khó thở, khó nuốt, mất thẩm mỹ.
Nguồn Tổng Hợp
Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào liên quan đến sản phụ khoa
Tổng đài tư vấn 24/7
Hotline :+84359171900
FaceBook , Zalo...