Cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B
Hoang mang, lo lắng là điều không thể tránh khỏi khi nghe tin mình bị viêm gan B khi mang thai. Tuy nhiên, bạn đừng quá hoảng hốt, lo lắng mà hãy bình tĩnh và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ:
- Mẹ bầu bị viêm gan B nên ăn gì? Bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm với các loại rau xanh, sữa, các loại hạt… Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn nhiều đường như kẹo, nước ngọt…
- Thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, tránh làm việc quá sức do viêm gan B khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi
- Tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai bị viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ.
“Bỏ túi” một số thông tin về viêm gan B hữu ích cho mẹ bầu
Viêm gan B là bệnh gan truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Virus này lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường máu và dịch cơ thể của người bị nhiễm như: tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, máu mủ từ vết thương.
Ở giai đoạn đầu, phụ nữ mang thai bị viêm gan B cũng không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì những triệu chứng này cũng giống với các triệu chứng thai kỳ khác nên rất khó phát hiện. Đó là lý do tại sao bạn nên đi kiểm tra sớm nếu nghi ngờ mình bị viêm gan B. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Đau và nhức mỏi, triệu chứng này khá giống với các triệu chứng cảm, cúm thông thường
- Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn
- Mệt mỏi
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng
- Sốt nhẹ.
Bà bầu bị viêm gan B trong thai kỳ không nên quá lo lắng. Nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Viêm gan B ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ mẹ truyền bệnh viêm gan B cho con sẽ tùy vào từng thời điểm của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, nguy cơ lây nhiễm là 1%, 3 tháng giữa là 10% còn 3 tháng cuối là 60-70%. Các mẹ bầu khi tuân thủ những hướng dẫn điều trị và phòng lây nhiễm như nói ở phần trên thì nguy cơ con sinh ra bị nhiễm viêm gan B sẽ rất thấp, gần như không có. Nhưng vẫn có những trường hợp không may mắn, trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B từ mẹ có thể chuyển biến thành viêm gan mạn tính. Những bé này lớn lên có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan.
Sau khi sinh, trẻ cần được làm xét nghiệm để xác định xem có bị viêm gan B hay không. Nếu bị nhiễm bệnh thì cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để điều trị.
Với những trường hợp các bé không bị thì cần tiến hành tiêm phòng như đã hướng dẫn ở trên.
Trên đây chúng tôi Tổng hợp về cách chăm sóc mẹ bầu khi bị viêm gan B , Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho các bạn